sua dien lanh tai nha

Mẹo giặt quần áo khi trời mưa

Những ngày mưa không khí luôn ẩm ướt nên quần áo giặt xong rất lâu khô. Đối với các gia đình có máy giặt với chế độ sấy đi kèm, hoặc những gia đình có máy sấy riêng, giải pháp cho vấn đề này sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, sử dụng máy sấy có thể sẽ rất tốn kém. Có một số loại quần áo không nên sấy bằng máy sấy, như những đồ bằng vải lụa chẳng hạn, vì chúng có thể co lại hoặc bị hỏng vải. Dưới đây là những mẹo để giúp bạn phơi khô quần áo mà quần áo không bị hôi trong mùa mưa.Việc này tuy rất nhỏ, nhưng lại giúp các chị em phụ nữ chăm sóc cho gia đình mình được tốt hơn.

giat-may-khi-troi-mua

Muốn làm khô quần áo cần lưu ý ngay khi giặt

Nguyên nhân chính làm phát sinh mùi khó chịu là do vi khuẩn. Vi khuẩn sinh sôi nảy nở rất nhanh trong môi trường ẩm ướt và dơ bẩn, vì vậy cần giữ thông thoáng môi trường trong nhà và cho cả máy giặt. Thường xuyên vệ sinh máy giặt, trước khi giặt nên mở cửa máy giặt cho mùi ẩm mốc bay hết, mới cho quần áo vào.

  • Thời điểm giặt tốt nhất là vào sáng sớm không khí buổi sáng thường khô thoáng hơn, quần áo khô nhanh hơn.
  • Không giặt quá nhiều quần áo cùng một lần giặt. Hơn nữa, nếu quần áo cho vào giặt một lần sẽ khiến quần áo khó sạch, vắt nước không hết được.
  • Mỗi lần giặt chỉ cho quần áo vừa đủ. Giặt nhiều quá, máy sấy vận hành không hiệu quả.
  • Để loại bỏ hoàn toàn chất dơ bẩn, có thể hòa ít thuốc tẩy vào trong xà phòng khi giặt sẽ giúp quần áo trắng sạch hơn, loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa mùi ẩm mốc (chú ý loại vải phù hợp với thuốc tẩy không bị phai màu). Quần áo càng sạch thì vi khuẩn càng ít bám, vì vậy nếu quần áo quá dơ nên ngâm lâu hơn cho ra hết chất bẩn, sẽ giặt nhanh và sạch hơn.
  • Đổ vài muỗng giấm hòa trong nước lúc giũ quần áo để loại bỏ mùi ẩm mốc khó chịu. Giấm có khả năng tiệt trùng, ngăn ngừa vi khuẩn và còn giúp làm mềm quần áo.
  • Sử dụng nước xả vải, vừa làm mềm vừa làm thơm quần áo. Ngâm quần áo trong nước xả vải ít nhất 15 phút để nước xả vải ngấm sâu vào sợi vải, giúp quần áo thơm lâu hơn  tránh được những mùi ẩm mốc, khó chịu do các vi khuẩn thường xuất hiện trong những ngày mưa gây ra.

Một số gợi ý khi phơi đồ để làm nhanh khô quần áo

huong-dan-cach-phoi-quan-ao

  • Tranh thủ phơi quần áo bất cứ khi nào có nắng và gió, ngoài việc giúp đồ nhanh khô, thơm tho, tia UV trong ánh sáng mặt trời còn giúp diệt vi khuẩn sót trên vải.
  • Dự phòng một chỗ phơi quần áo trong nhà khi trời mưa, ở ban công hoặc phòng giặt có làm mái che càng tốt, không phơi quần áo ở nhà bếp vì dễ bị bám mùi thức ăn hoặc ở phòng tắm vì rất ẩm.
  • Quần áo giặt sạch xong đem ra phơi ngay, quần áo ướt để trong máy giặt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh chóng, làm quần áo bị hôi mốc.
  • Mở quạt ngay chỗ phơi quần áo, giúp không khí ẩm ướt lưu thông cho quần áo mau khô. Trải mấy tờ báo ngay phía dưới chỗ phơi quần áo hoặc vò giấy báo lại rồi đặt gần chỗ quần áo cũng giúp hút bớt chất ẩm trong không khí.
  • Không nên phơi quần áo vào ban đêm vì khi đó độ ẩm tăng, đồ dễ bị thấm sương và có mùi khó chịu, dễ gây các bệnh về da: Nấm, hắc lào,…
  • Trải rộng bề mặt quần áo cần phơi để khô nhanh hơn.
  • Khi phơi nên treo quần áo vào móc để quần áo nhanh khô và có độ phẳng. Trước khi phơi nên lau dây phơi để tránh làm cho quần áo bị dính bẩn và lem sau mỗi trận mưa.
  • Không nên phơi quần áo có màu (xanh, đỏ, vàng…) giữa trời nắng to vì như thế quần áo sẽ dễ mất màu, ngoài ra một số chất liệu vải như lụa tơ tằm, nylon, sợi tổng hợp không có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời.
  • Khi phơi quần áo ngoài trời tốt nhất là nên dùng dây có thể tháo ra cất đi mỗi khi quần áo khô vì bụi bặm, côn trùng… có thể làm bẩn và mốc dây phơi và như thế sẽ làm bẩn cả quần áo.
  • Nên dùng dây phơi tráng kẽm, dây bền hơn và cứng hơn và có thể phơi được cả những đồ nặng như chăn, ga… Còn dây bằng sắt nhanh bị han gỉ, bằng nhựa dễ bị khô và gẫy. Vậy phải thường xuyên thay dây phơi và trước khi phơi phải kiểm tra độ bền của dây
  • Nếu khi thời tiết lạnh, cần thêm một chút ít muối vào nước cuối cùng trong khi giặt để quần áo được nhanh khô hơn.
  • Để quần áo được thơm tho, trong khi giặt có thể dùng thêm nước xả Comfort, Softlan, Downy…
  • Để quần áo nhanh khô hơn bạn có thể phơi cùng với những chiếc khăn bông khô
  • Không nên phơi quần áo gần sát nhau. Phơi mặt trái quần áo ra ngoài. Nên để quần áo cách xa máy sưởi vì độ nóng quá lớn có thể làm giảm độ bền của quần áo. Quần áo ướt ít và ướt nhiều phải được phơi cách xa nhau. Với áo cổ tròn thì phải luồn mắc từ dưới lên trên để tránh làm giãn cổ.
  • Sau khi giặt, hãy nhúng quần áo vào nước nóng khoảng 60 độ C, rồi vắt ráo và đem phơi ngay. Hiệu quả bốc hơi của nước nóng sẽ rút ngắn thời gian làm khô quần áo.
  • Phơi ngược quần, đối với những chiếc quần jean hoặc quần tây vải dầy, hãy phơi ngược cho phần thắt lưng và miệng túi xuống dưới. Cách làm này sẽ giúp quần khô nhanh hơn.
  • Ủi trước khi phơi sẽ giúp bay hơi phần lớn lượng nước còn trong quần áo. Nếu ủi cả 2 mặt, thì quần áo sẽ khô nhanh hơn rất nhiều.
  • Quần áo sau khi vắt kĩ hãy trải rộng khăn lông khô và cuốn quần áo vào trong. Sau đó tiếp tục vắt để khăn rút bớt nước từ quần áo. Sau đó đem phơi, sẽ thấy quần áo khô nhanh bất ngờ.
  • Giũ quần áo thật kỹ trước khi phơi không chỉ là cách giúp quần áo bớt nhăn khi khô, mà còn là cách giúp khử bớt lượng nước thừa.

Nên sấy và ủi khi cần thiết

  •  Trường hợp mưa nhiều ngày không dứt, nên sấy khô quần áo bằng máy giặt hoặc máy sấy chuyên dụng. Điều này sẽ giúp quần áo khô hẳn và thẳng hơn. Ngoài ra, còn giúp loại bỏ vi khuẩn sót lại trên quần áo, giúp quần áo thơm tho và đem lại cảm giác tươi mát.
  •  Nên ủi quần áo trước khi mặc. Việc ủi quần áo sẽ không chỉ giúp trang phục đẹp đẽ, thẳng hơn, mà còn giúp loại bỏ những vi khuẩn còn sót lại trên quần áo và giúp quần áo có mùi thơm hơn, sạch sẽ, mát mẻ hơn.

Bảo quản quần áo sau khi làm khô

bao-quan-quan-ao

  • Chăn, gối, quần áo ít mặc nên cất vào túi nilon hoặc hộp nhựa để tránh ẩm, mốc, chống lại mùi hôi.
  • Không cho quần áo chưa khô hẳn vào tủ mà đợi khô hoàn toàn hoặc dùng máy sấy cẩn thận trước khi cất hay mặc.
  • Đặt tủ quần áo ra xa khỏi chỗ xuất hiện nấm mốc, những nơi có độ ẩm cao và nên đặt cách một khoảng chừng 5cm so với tường để tránh hơi ẩm từ tường thấm vào, nếu có.
  • Cho vài viên chống ẩm vào tủ quần áo cũng như túi thơm để quần áo lúc nào cũng thơm mát trong những ngày ẩm ướt.
  • Đối với những quần áo có mùi mốc, hãy hoà một  ít giấm và sữa bò vào nước, giặt lại quần áo. Có thể ngâm bằng nước cốt chanh rồi phơi ngoài nắng vài giờ. Sau đó giặt bằng xà bông và phơi khô.

Bài viết liên quan
Website: Sửa Điện Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012