sua dien lanh tai nha

Sửa máy lạnh Daikin

Dịch vụ chuyên sửa máy lạnh Daikin Non-Inverter và dòng Inverter tại quận 1, quận 3, quận 10, quận 4,…. trên toàn địa bàn Tp.HCM. Được biết đến là dịch vụ sửa máy lạnh chuyên làm việc tại khách sạn, nhà hàng, tại nhà, công ty, cơ quan. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên kỹ thuật có chuyên môn và tâm huyết với nghề sửa chữa điện lạnh. Sẽ làm cho quý khách hài lòng không chỉ về kỹ thuật mà còn là thái độ làm việc của nhân viên chúng tôi.

Sửa chữa máy lạnh Daikin

Sửa chữa máy lạnh Daikin

Trung tâm sua may lanh daikin sẽ mang đến

  • Dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp.
  • Đội ngũ nhân viên không chỉ có tay nghề mà còn có thái độ làm việc tận tình và chu đáo.
  • Chúng tôi sẽ nhanh chóng đến ngay sau khi quý khách liên hệ.
  • Kiểm tra đúng bệnh.
  • Báo đúng giá sửa chữa, linh kiện thay thế (nếu có).
  • Linh kiện thay thế hoàn toàn chính hãng.
  • Giá thành thấp nhất.
  • Tiến hành sửa chữa nhanh chóng.

Chuyên sửa chữa máy lạnh Daikin

  • Máy lạnh không lạnh, yếu lạnh.
  • Nguồn điện vẫn hoạt động bình thường nhưng không có điện vào máy lạnh.
  • Block máy lạnh kêu rất to.
  • Máy lạnh bị chảy nước.
  • Có hiện tượng hết gas.
  • Nạp gas không đúng với loại máy lạnh.
  • Ápsuất hoạt động giữa dàn nóng và dàn lạnh không đồng đều với nhau.
  • Dàn lạnh không nhận tín hiệu từ remote.
  • Remote không hoạt động.
  • Mắt thần không nhận tín hiệu.
Mã lỗi máy lạnh Daikin

Mã lỗi máy lạnh Daikin

Mã lỗi thường gặp máy lạnh Daikin

  • A0 – Lỗi do thiết bị bảo vệ bên ngoài: Lỗi board dàn lạnh, thiết bị không tương thích. Kiểm tra lại cài đặt và thiết bị kết nối bên ngoài
  • A1 – Lỗi ở board mạch: Thay board dàn lạnh
  • A3 – Lỗi ở hệ thống điều khiển mức nước xả(33H): Kiểm tra bơm nước xả ra, công tắc phao, có điện vào không, lỗi board dàn lạnh. Kiểm tra đường ống nước xả có đảm bảo độ dốc không có thể dây kết nối bị lỏng.
  • A6 – Motor quạt (MF) bị hỏng, quá tải: Lỗi kết nối dây giữa mô tơ quạt và board dàn lạnh, thay mô tơ quạt.
  • A7 – Motor cánh đảo gió bị lỗi: Cánh lá đảo bị kẹt, lỗi board dàn lạnh. Kiểm tra mô tơ cánh đảo gió, lỗi kết nối dây mô tơ Swing.
  • A9 – Lỗi van tiết lưu điện tử (20E): Kết nối dây bị lỗi, lỗi board. Kiểm tra cuộn dây van tiết lưu điện tử, thân van.
  • AF – Lỗi mực thoát nước xả dàn lạnh: Kiểm tra đường ống thoát nước.
  • C4 – Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ(R2T) ở dàn trao đổi nhiệt: Kiểm tra cảm biến nhiệt độ đường ống gas lỏng.
  • C5 – Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R3T) đường ống gas hơi: Kiểm tra cảm biến nhiệt độ đường ống gas hơi.
  • C9 – Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió hồi: Kiểm tra cảm biến nhiệt độ gió hồi.
  • CJ – Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ trên remote điều khiển: Lỗi board remote điều khiển, lỗi cảm biến nhiệt độ của điều khiển.
  • E1 – Lỗi của board mạch: Thay board mạch dàn nóng
  • E3 – Lỗi do sự tác động của công tắc cao áp: Lỗi cảm biến áp lực cao, công tắc áp suất cao, board dàn nóng. Kiểm tra áp suất cao dẫn tới tác động của công tắc áp suất cao. Nhưng cũng có thể do mất điện đột ngột cũng gây ra lỗi này.
  • E4 – Lỗi do sự tác động của cảm biến hạ áp: Van chặn không được mở, lỗi cảm biến áp suất thấp, lỗi board dàn nóng.
  • E5 – Lỗi do động cơ máy nén inverter: Máy nén inverter bị kẹt, bị dò điện, bị lỗi cuộn dây, dây chân lock bị sai (U,V,W), lỗi bo biến tần, van chặn chưa mở.
  • E6 – Lỗi do máy nén thường bị kẹt hoặc bị quá dòng: Hỏng máy nén thường, điện áp cấp không đúng, khởi động từ bị lỗi, van chặn chưa mở.
  • E7 – Lỗi ở mô tơ quạt dàn nóng: Quạt bị kẹt, lỗi mô tơ quạt dàn nóng, lỗi board biến tần quạt dàn nóng
  • F3 – Nhiệt độ đường ống đẩy không bình thường: Cảm biến nhiệt độ ống đẩy bị lỗi hoặc sai vị trí, kết nối của cảm biến nhiệt độ ống đẩy, lỗi board dàn nóng.
  • H7 – Tín hiệu từ mô tơ quạt dàn nóng không bình thường: Lỗi quạt dàn nóng, dây truyền tín hiệu lỗi, board Inverter quạt lỗi.
  • H9 – Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió bên ngoài:Kiểm tra cảm biến nhiệt độ gió ra dàn nóng bị lỗi.
  • J2 – Lỗi ở đầu cảm biến dòng điện: Kiểm tra cảm biến dòng bị lỗi.
  • J3 – Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ đường ống gas đi (R31T~R33T): Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ, lỗi cảm biến nhiệt độ ống đẩy, lỗi board dàn nóng.
  • J5 – Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R2T) đường ống gas về: Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ, lỗi cảm biến nhiệt độ ống hút, board dàn nóng.
  • J9 – Lỗi cảm biến độ quá lạnh(R5T): Lỗi cảm biến độ quá lạnh R5T, lỗi board dàn nóng.
  • JA – Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas đi: Lỗi cảm biến áp suất cao, lỗi board dàn nóng. Kiểm tra kết nối của cảm biến nhiệt độ hoặc vị trí sai kỹ thuật.
  • JC – Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas về: Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ hoặc vị trí sai, lỗi cảm biến áp suất thấp.
  • L4 – Lỗi do nhiệt độ cánh tản nhiệt bộ biến tần tăng: Nhiệt độ cánh tản nhiệt tăng cao (≥93°C), lỗi board mạch, lỗi cảm biến nhiệt độ cánh tản nhiệt.
  • L5 – Máy nén biến tần bất thường: Hư cuộn dây máy nén Inverter, lỗi khởi động máy nén, board Inverter bị lỗi.
  • L8 – Lỗi do dòng biến tần không bình thường: Máy nén bị lỗi, hoạt động quá tải.
  • L9 – Lỗi do sự khởi động máy nén biến tần: Van chặn chưa mở, lỗi máy nén Inverter, lỗi dây kết nối sai(U,V,W,N).
  • LC – Lỗi do tín hiệu giữa bo Inverter và bo điều khiển: Lỗi bộ lọc nhiễu, board điều khiển dàn nóng, mô tơ quạt hoặc kết nối quạt không đúng kỹ thuật.

Khi cần sửa máy lạnh vui lòng liên hệ tổng đài: 028.6689.0000

Bài viết liên quan
Website: Sửa Điện Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012