Trong đời sống hiện nay lò vi sóng rất quan trọng trong mỗi gia đình, phù hợp cho những phụ nữ nội trợ bận rộn. Nhưng lại không biết được rằng những thực phẩm nào nên và không nên cho vào lò vi sóng, dưới đây là những mẹo vặt để giúp chị em phụ nữ biết thêm được điều đó.
- Mẹo tiết kiệm nước trong gia đình hiệu quả
- Thực phẩm nên bảo quản trong tủ lạnh thời gian bao lâu?
- Hướng dẫn làm xôi xéo bằng lò vi sóng hấp dẫn
Những thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng
1/ Sữa mẹ
- Sữa mẹ trong tủ lạnh được hâm nóng bằng lò vi sóng ở nhiệt độ cao sẽ phát triển nhiều vi khuẩn E-coli hơn so với các phương pháp rã đông khác tới 18%. Sữa mẹ được hâm nóng ở nhiệt độ thấp hơn bị giảm hoạt động ezyme sẽ làm tăng sự phát triển của các vi khuẩn có hại cho trẻ em.
2/ Thịt gà, cá
- Khi nấu thịt gà hoặc cá thì cần nước sốt tuy nhiên khi nấu bằng lò vi sóng thì không thể cho nước sốt vào được, sẽ khiến cho món thịt gà, cá thành món gà, cá chiên khô nên sẽ không có được bữa gà, cá ngon miệng được.
3/ Bánh Pizza, bánh mì
- Không nên cho loại bánh pizza và bánh mì vào lò vi sóng nướng vì nó nhanh chóng trở nên rắn như đá, khô cứng và mất hết mùi vị. Bánh nhanh chóng bị mất đi tính liên kết của các bột nhào nặn nên ăn bánh sẽ không ngon nữa. Vì vậy, nếu bạn muốn làm nóng bánh mì, bánh pizza thì tốt hơn hết là bạn hãy để bánh mì vào lò nướng.
4/ Ớt
- Khi cho ớt vào lò vi sóng nhiệt độ trong lò vi sóng cao sẽ khiến hợp chất tạo cay capsaixin bị bay hơi và thoát ra ngoài, làm rát mắt và cổ họng khi bạn tiếp xúc, thậm chí khiến bạn bị chảy nước mắt, gây cảm giác rất khó chịu.
5/ Đồ đông lạnh
- Rã đông bằng lò vi sóng sẽ làm thực phẩm kém ngon. Vì vậy, trước khi cho sản phẩm đông lạnh vào lò vi sóng, tốt hơn hết là nên để thực phẩm đó trong nước ấm cho tan ra.
6/ Nước
- Đun sôi nước bằng lò vi sóng sẽ rất nguy hiểm. Vì lò vi sóng làm nước nóng lên nhưng nó lại không hình thành nên bong bóng trong suốt quá trình làm nóng, do vậy khi lấy nước khỏi lò vi sóng bọt nước sẽ bị vỡ và có thể bắn vào người gây bị bỏng.
7/ Thịt gần chín
- Không nên cho thịt gần chín vào lò vi sóng vì lúc đó thịt gần chín vẫn còn vi khuẩn gây bệnh, dù có bỏ vào lò vi sóng cũng không diệt hết được vi khuẩn.
8/ Các loại rau củ quả
- Một số loại rau củ quả như khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bí ngồi… đều không nên đưa vào lò vi sóng bởi chúng sẽ bị nổ văng ra. Bạn có thể dùng đũa hoặc dĩa chọc nhiều lỗ trên thân củ trước khi đưa vào lò.
9/ Cà rốt
- Trong cà rốt có chứa sắt, magiê và selen. Vì vậy, nếu bạn cho cà rốt vào trong lò vi sóng thì cà rốt sẽ nhanh chóng biến thành ngọn lửa với nhiều màu sắc xanh, đỏ, vàng và làm hỏng lò.
10/ Động vật có vỏ cứng
- Khi cho vào lò vi sóng các loại động vật có vỏ cứng như tôm, cua, sò… thì chúng sẽ có mùi như cao su. Khi nấu chín thì sẽ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng và mất hết vị ngon của hải sản.
11/ Nước sốt cà chua
- Cho nước sốt cà chua vào lò vi sóng tuy không gây nguy hiểm như những thực phẩm khác nhưng nước sốt nóng dễ bắn tung tóe làm bẩn lò.
12/ Trứng
- Cho trứng vào lò vi sóng sẽ gây nổ bởi nhiệt độ dung dịch bên trong quả trứng tăng cao, khí nóng không có chỗ thoát hơi khiến cho trứng bị nổ. Tuy nhiên nếu vẫn muốn sử dụng lò vi sóng để chế biến trứng thì trước khi bỏ vào lò, bạn có thể đập trứng ra, cho vào dụng cụ chịu nhiệt, dùng dĩa đâm vào lòng đỏ cho trứng có chỗ thoát hơi và bọc màng nhựa lại.
13/ Trái cây
- Việc cho trái cây vào lò vi sóng sẽ khiến trái cây mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bởi nhiệt độ cao của lò. Đặc biệt là bạn không nên cho nho vào lò vi sóng, dù là nho tươi hay nho khô bởi nho sẽ bị nổ tung và thải ra nhiều khí làm hỏng lò.
Lưu ý để sử dụng lò vi sóng an toàn
- Không nên sử dụng các đồ dùng bằng kim loại để đựng thức ăn khi cho vào quay trong lò vi sóng. Những vật bằng kim loại có thể tạo ra nguy cơ phóng điện từ nguồn và gây nổ. Nên dùng các vật dụng bằng thủy tinh, gốm sứ… vừa an toàn, vừa giúp thức ăn mau được đun nóng.
- Không chạy lò vi sóng khi bên trong không có thức ăn, hoặc lò hoạt động ở công suất cao, trong thời gian khá lâu mà lượng thức ăn cho vào lại ít. Những điều này dẫn đến việc các tia bức xạ không được hấp thụ hết sẽ phản xạ liên tục bên trong ngăn chứa và gây nổ. Giải pháp là nên đặt thường xuyên một cốc nước bên trong ngăn quay phòng trường hợp người sử dụng vô tình cho chạy lò vi sóng, chọn chế độ quay phù hợp với lượng thức ăn cho vào.
- Nếu không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
- Đồ đặt trong lò rất nóng do nhiệt độ truyền từ lò sang, do đó phải sử dụng găng tay khi lấy thức ăn khỏi lò.
- Không vận hành khi lò vi sóng bị hỏng các mối hàn hoặc phích cắm. Lò vi sóng không được vận hành đúng cách sẽ dễ gây tai nạn khó lường. Nếu nguồn cung cấp điện có vấn đề, cần đến gặp nhà sản xuất, trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa lò vi sóng tại nhà có tay nghề.
- Nguy cơ nhất là những máy sử dụng lâu rất dễ bị hở, cong, vênh, các bức xạ vi sóng sẽ phát ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến người sử dụng.