Ngồi văn phòng máy lạnh làm việc cả ngày sẽ làm cho da khô, môi khô nứt nẻ. Nếu các bạn không để ý và không có bí quyết chăm sóc môi sẽ làm cho môi bị đau rát khi ăn. Dưới đây là bí quyết đơn giản giúp bạn tự chăm sóc đôi môi khi ngồi phòng máy lạnh.
- Bảo vệ máy giặt bằng áo trùm tiện dụng
- Cách giảm nhiệt nhà không có máy lạnh trong ngày hè
- Vệ sinh lò vi sóng tại nhà
Bí quyết tránh khô môi khi ngồi phòng máy lạnh
1/ Tránh thở bằng miệng. Khi thở bằng miệng đồng nghĩa với việc bạn “thổi gió” làm mất độ ẩm của môi.
2/ Uống nhiều nước càng tốt, nước rất cần cho da nhất là vào lúc thời tiết hanh khô. Ăn nhiều hoa quả, những loại giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, táo… sẽ rất tốt cho làn da trong phòng máy lạnh. Hạn chế một số đồ ăn có thể gây khô, nứt môi như hạt tiêu, ớt…
3/ Tránh tay tiếp xúc với môi vì tay hay tiếp xúc với rất nhiều những vật dụng xung quanh có thể bị dính vi khuẩn nếu bạn không muốn môi của bạn bị nứt nẻ hơn thì tránh động vào môi.
4/ Không quên mang khẩu trang.
5/ Ánh nắng, khói bụi… sẽ làm môi không được sạch vì vậy hãy dùng khẩu trang che môi lại. Đồng thời hãy chú ý sử dụng kem dưỡng môi.
6/ Nhiều người khi môi khô thường hay liếm môi vì nghĩ sẽ mang lại độ ẩm cho môi. Bạn nên bỏ thói quen đó ngay vì khi đó hơi nước bay đi sẽ kéo theo độ ẩm của môi càng làm môi khô hơn.
7/ Máy lạnh trong phòng làm việc gây khô da ảnh hưởng tới môi rất lớn. Chúng ta nên để chậu nước trong phòng làm việc hoặc một máy hơi nước giữ ẩm cho cơ thể.
8/ Dùng mặt nạ dưỡng môi
Dưa chuột: Chà xát nhẹ nhàng 1 lát nhỏ dưa chuột lên môi khô. Để trong 15-20 phút và sau đó rửa sạch môi với nước bình thường. Áp dụng nhiều lần trong ngày, nước ép dưa chuột sẽ giúp tình trạng mau được chữa khỏi.
Hoa hồng: Ngâm những cánh hoa trong sữa một vài giờ, nghiền nhuyễn, sau đó thoa lên môi khô từ 2-3 lần/ngày và mỗi đêm trước khi đi ngủ. Biện pháp khắc phục này sẽ giúp duy trì độ ẩm đôi môi của bạn cũng như trong việc duy trì màu sắc đôi môi.
Dầu dừa: Nó là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên có thể được thoa trên môi khô mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Sử dụng vài lần một ngày để giữ cho đôi môi ẩm ướt. Ngoài dầu dừa bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu, dầu mù tạt.
Lô hội: Những người có vấn đề của đôi môi nứt nẻ thường thoa gel lô hội lên môi của họ hàng ngày. Thoa gel lô hội lên môi của họ hàng ngày.
Nguồn: cachlamdep.vn