Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng máy lạnh càng tăng cao. Không khí mát mẻ, tinh thần làm việc thoải mái là những gì mà máy lạnh mang đến cho người tiêu dùng. Nhưng sử dụng máy lạnh như thế nào để kéo dài tuổi thọ, tiết kiệm điện năng và đặc biệt nhất là bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
- Tại sao tắt máy lạnh bằng remote vẫn tốn điện
- Nên lắp quạt gió cho phòng có máy lạnh
- Những thói quen không tốt khi sử dụng máy lạnh
Điều chỉnh nhiệt độ
Cần phải sử dụng máy lạnh một cách khoa học. Việc sử dụng máy lạnh trong mùa nóng là rất tốt. Tuy nhiên, cần phải biết làm thế nào để sử dụng một khoa học, nếu không phải là phản tác dụng. Thường thì người tiêu dùng có xu hướng điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp dưới 200C. Nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia thì nhiệt độ hợp lý nhất là từ 240C – 270C.Khi điều chỉnh nhiệt độ quá thấp thì sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh và không tiết kiệm được điện năng. Nhiệt độ trong phòng không nên quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài.
Khi cơ thể ở nhiệt độ cao, đổ mồ hôi, tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột vì độ ẩm bình thường trong phòng máy lạnh có nhỏ hơn rất nhiều so với bên ngoài, do đó, nó có thể làm khô cổ họng, môi khô, nổi da gà … Trong trường hợp thân nhiệt cao như vậy nên ngồi chỗ mát mẻ, bật quạt trước khi vào phòng máy lạnh nhằm tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Việc điều chỉnh thời gian ngồi trước máy lạnh cũng có thể giúp đảm bảo các yếu tố sức khỏe. Bình thường khi ngủ hoặc ở văn phòng làm việc, mọi người ngồi dưới máy lạnh liên tục làm cho cơ thể để khô, miệng luôn luôn khát nước và mũi, thở khò khè. Vì vậy, thường xuyên uống nước hợp lý và chỉ cần ngồi trong phòng lạnh trong 2-3 giờ rồi ra bên ngoài khoảng 30 phút để thay đổi không khí. Khi ngủ nên để chế độ mặc định tùy thuộc vào thời gian phù hợp, tránh trường hợp đang ngủ mà thức dậy đột ngột khi ở nhiệt độ thấp đặc biệt là gần sáng, chỉ để điều chỉnh nhiệt độ.
Tiết kiệm điện năng
Để sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện thì cần phải khảo sát diện tích phòng trước khi lap may lanh, lượng người sử dụng cũng như các thiết bị tỏa nhiệt. Có hai dòng máy lạnh là máy lạnh biến tần (inverter) và máy lạnh không biến tần (non-inverter). Với máy lạnh biến tần thì khả năng tiết kiệm điện từ 30% – 40% so với máy lạnh không biến tần.
Máy lạnh là thị trường “béo bở” của các hãng chuyên sản xuất điện lạnh. Chính vì vậy mà không hề lạ khi các hãng lớn như Samsung, LG, Toshiba, Panasonic,… đều đầu tư vào. Và ngày càng cải thiện cũng như tạo ra nhiều tình năng mới như có khả năng lọc không khú, tạo ra mùi hương, kháng khuẩn,… Nhưng điều làm người sử dụng quan tâm nhất là khả năng tiết kiệm điện, tuổi thọ của sản phẩm.
Bảo dưỡng máy lạnh
Tùy thuộc vào nhu cầu, môi trường sử dụng. Thời gian vệ sinh hợp lý hãy tham khảo trong bài ve sinh may lanh tphcm. Những bộ phần cần phải làm vệ sinh thường xuyên là mặt nạ, lưới lọc ở dàn lạnh bên trong nhà. Người sử dụng có thể tự thực hiện bằng cách lật mặt nạ máy lạnh, gỡ tấm lưới ra chùi rửa bằng bàn chải, nước và sau đó ráp lại theo đúng khớp. Có thể lau chùi hoặc dùng máy hút bụi để hút bụi bẩn bám vào bên mặt trong của máy, các cánh đảo gió. Riêng những bộ phận của dàn nóng cũng cần làm vệ sinh định kỳ 3-6 tháng/lần. Những bộ phận này khi làm vệ sinh phải cần đến thợ chuyên môn vì phải dùng những thiết bị, hóa chất chuyên dùng để hút bụi bẩn, tẩy các chất dơ bám vào dàn nóng.
Xử lý các tình trạng hư hỏng
Cục nóng kêu to: Hiện tượng máy lạnh kêu có nhiều lý do. Trong trường hợp dàn nóng bị kêu khi máy hoạt động, nhiều khả năng là do những chân đế bằng cao su đã bị chai hoặc ốc bắt đế bị lỏng nên khả năng giảm chấn động không còn tốt, máy bị rung tạo ra tiếng kêu. Cũng có thể có vật lạ nào đó rơi vào. Tiếng kêu cũng có thể xuất hiện từ cục lạnh với những lý do sau. Có thể do quá lâu không làm vệ sinh máy nên bụi bặm, chất bẩn đóng vào lưới lọc hay các bộ phận khác khiến máy chạy nặng, tạo ra tiếng kêu. Ngoài ra, có thể bị thằn lằn, gián chui vào trong máy và chết ở đó cũng có thể tạo ra tiếng kêu. Nhiều trường hợp sau khi làm vệ sinh xong, máy hoạt động và tạo ra tiếng kêu thì nên xem lại quá trình lắp đặt. Có thể việc lắp lại mặt nạ, lưới lọc chưa khít hoặc không đúng khớp khiến máy bị kêu khi hoạt động. Có một số tiếng kêu xuất hiện ngay sau khi máy mới đưa vào hoạt động. Đó là kêu do cánh đảo gió bị rít, do tốc độ quạt quá lớn… Những trường hợp này cần báo với nhà sản xuất hoặc nơi bảo hành.
Hiện tượng “bẫy dầu”: Là do vị trí lắp cục nóng cao hơn cục lạnh. Trường hợp này nếu thợ không có kinh nghiệm xử lý thì chỉ vài ngày sau khi lắp đặt là máy có thể bị hỏng. Bởi vì cục nóng có chứa gas và dầu bôi trơn, khi máy chạy gas bay hơi còn dầu chạy theo chiều dốc của ống và đọng lại trong cục lạnh khiến máy không lạnh, trong khi đó block máy lại thiếu dầu bôi trơn. Thợ có kinh nghiệm sẽ làm một oil cap (bẫy dầu) bằng cách uốn ống hình chữ U để không cho dầu rơi xuống cục lạnh gây cháy block vì cục nóng thiếu dầu bôi trơn.
Vị trí lắp cục nóng: Một lưu ý nữa là khi cục nóng đặt ở vị trí có hướng gió thổi trực tiếp vào bề mặt thoát nhiệt của máy sẽ xuất hiện hiện tượng “đối gió”. Nhiệt từ máy thoát ra bị gió tự nhiên thổi ngược trở vào máy khiến cho máy không giải nhiệt được và gây ra hiện tượng quá nhiệt khiến máy thường xuyên bị tắt bất thường.