Nấu ăn là cả một nghệ thuật, làm sao để nấu được món ăn ngon hợp khẩu vị và tốt cho sức khỏe thì cũng ít người biết đến điều này. Dưới đây là những điều cần biêt để chế biến món ăn ngon hơn và đảm bảo an toàn hơn, đặc biệt những bà nội trợ trong gia đình cần chú ý.
- 19 tuyệt chiêu bảo quản rau củ lâu dài
- 13 Thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng
- Cách làm bánh plan đơn giản tại nhà bằng lò vi sóng
Những sai lầm thường gặp trong lúc nấu ăn
1/ Chế biến thịt ngay khi đem ra từ tủ lạnh
- Thức ăn trước khi chế biến đa số được gia đình bảo quản trong tủ lạnh. Khi đem ra chế biến ngay thịt vẫn còn đông lạnh, thịt sẽ dễ bị chín bên ngoài mà còn sống bên trong, cần đem thịt ra ngoài tủ lạnh để khoảng 30 phút cho rã đông rồi mới chế biến.
2/ Sử dụng dao không đúng cách
- Việc nấu ăn sẽ nhanh hơn khi biết sử dụng dao đúng cách và thức ăn sẽ đẹp mắt hơn mà không bị hư hại do phải chặt, cắt nhiều lần. Thông thường khi chặt cắt thịt gia đình không để ý dùng dao nhỏ, hẹp sẽ làm thịt không ngon và phải mất rất nhiều thời gian. Gia đình nên dùng dao lớn, có bản rộng để chặt, thái miếng thịt hoặc băm nhuyễn, dùng dao nhỏ, bản hẹp để gọt rau củ và dùng dao có răng cưa để gọt vỏ trái cây.
3/ Cắt thịt quá dày
- Khi cắt thịt quá dày nếu rán hoặc nấu không kỹ thịt sẽ bị chín bên ngoài mà bên trong sẽ vẫn còn tái. Làm cho thịt không được ngon và ăn sẽ bị dai.
4/ Không đọc kỹ công thức nấu ăn trước khi bắt đầu nấu
- Có rất nhiều món ăn và cách chế biến khác nhau. Nên trước khi nấu ăn không đọc kỹ công thức vào bếp sẽ đôi lúc lúng túng và nấu ăn sẽ không ngon. Vì vậy, với những món ăn mới hay quên cách nấu, đọc lại công thức là rất cần thiết.
5/ Cho hết thực phẩm vào nấu cùng một lúc
- Nhiều người nghĩ rằng để tiết kiệm thời gian chế biến, cho thực phẩm vào nấu cùng một lúc đây là một lỗi rất nghiêm trọng. Làm vậy sẽ đảo không đều thức ăn và thức ăn sẽ chín không đều, dễ bị cháy khi không kịp vớt ra và không được giòn. Cần nên cho lượng vừa đủ vào nấu.
6/ Chảo, dầu chưa đủ nóng
- Khi chảo, dầu chưa đủ nóng mà cho thực phẩm vào nấu sẽ bị dính chảo và món ăn không được ngon khi dầu còn sống và bay mùi. Vì vậy cần làm nóng chảo rồi mới cho dầu vào lúc đó nấu món ăn sẽ ngon hơn. Tuy nhiên, nếu dùng chảo chống dính, nên cho dầu vào trước khi vặn lửa, vì có một số chảo không dính sẽ bốc khói khi làm nóng chảo trống.
7/ Nấu thức ăn bằng chảo chống dính
- Nấu thức ăn bằng chảo chống dính thức ăn sẽ lâu vàng khi chiên, vì chảo chống dính truyền nhiệt rất chậm. Vì vậy khi chiên thức ăn như cá hoặc trứng nên dùng chảo thường bằng gang hoặc thép không rỉ.
8/ Cho tỏi vào quá sớm khi nấu
- Tỏi rất nhanh vàng nếu cho vào cùng lúc với thức ăn, tỏi sẽ bị cháy trước khi thức ăn chưa chín. Trước khi chiên gạt bớt tỏi ra và cho tỏi vào sau cùng khi thức ăn gần chín.
9/ Nấu thịt với lửa quá nhỏ
- Khi chế biến món thịt cần phải để lửa thật lớn để chất đạm trong thịt vẫn giữ nguyên. Nếu để lửa nhỏ bên trong thịt cũng sẽ chín nhưng thịt sẽ bị chai mất ngon.
10/ Lật đảo thức ăn thường xuyên
- Trong khi nấu ăn những bà nội trợ đều mắc sai lầm là lật, đảo thức ăn thường xuyên như vậy sẽ làm thức ăn bị nát, không đẹp mắt. Cần phải để thức ăn trên chảo một lúc cho tới khi gần chín rồi mới lật, đảo thức ăn.
11/ Không nếm thử khi nấu
- Khi nấu ăn mà không nếm thử thì sẽ không biết mùi vị của thức ăn đã đủ và thức ăn đã chín hay chưa. Vì vậy cần nếm thử khi nấu ăn để món ăn được ngon hơn và hợp khẩu vị.
12/ Nấu chín quá
- Đối với các thực phẩm loại rau, củ nếu nấu chín quá sẽ mất đi một lượng vitamin C đáng kể và thức ăn không đủ chất.
13/ Cắt thịt ngay sau khi nấu
- Khi thịt còn nóng, sớ thịt sẽ co lại, nếu cắt ngay, nước trong thịt sẽ chảy ra thớt làm vị thịt không còn đậm đà. Cần để thịt khoảng 10 phút mới cắt để thịt ngấm gia vị và sẽ đậm đà hơn.
14/ Cách rửa và cắt thực phẩm không đúng cách
- Không nên ngâm rau lâu trong nước và thái nhỏ trước khi rửa. Đừng ngâm thịt, cá vào chậu nước vì sẽ làm giảm đi một lượng khoáng chất và chất dinh dưỡng đáng kể.
15/ Luộc mì hoặc nui trong nồi quá nhỏ
- Khi luộc mì hoặc nui vào nồi quá nhỏ, sẽ làm nui hoặc dễ bị dính vào nhau. Dùng nồi lớn cho nhiều nước vào nấu sôi, cho ít muối vào trước khi đổ mì, nui, đảo thường xuyên để chín đều.
16/ Không dùng nước lạnh làm nguội trứng luộc
- Khi thả trứng luộc vào nước lạnh để làm nguội, trứng sẽ co lại tạo thành khoảng trống giữa lòng trắng và vỏ trứng và vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập. Vì vậy hãy chờ trứng nguội mới lột vỏ, hoặc nếu gấp thì đợi một lát cho trứng bớt nóng mới đổ nước lạnh vào.
17/ Giữ thức ăn quá lâu trong tủ lạnh
- Thực phẩm tưới sống luôn có sẵn trong tủ lạnh rất tiện lợi nhưng để lâu dễ mất đi độ tươi ngon của nó, làm giảm hiệu quả khi nấu chín và làm mất đi sự bổ dưỡng của chúng.