sua dien lanh tai nha

Hướng dẫn sử dụng tủ đông, tủ mát

Sử dụng tủ đông, tủ mát như thế nào để kéo dài tuổi thọ, tiết kiệm được điện năng. Dưới đây là một số kinh nghiệm khách hàng nên lưu ý khi sử dụng các sản phẩm này.
 
tu-dong-tu-mat
Điện áp sử dụng: 220V/50~60Hz. Kiểm tra nguồn điện trước khi cắm sử dụng thiết bị. Sau khi rút phích cắm ra khỏi ổ điện hãy đợi 10 phút sau đó mới cắm lại. Để tránh bị điện giật, không được rút hoặc cắm thiết bị vào ổ điện khi tay ẩm ướt. Để hạn chế tối đa những nguy hiểm do điện, không cắm nhiều thiết bị chung một ổ cấp điện. Dùng ổ cấp điện riêng cho thiết bị, có thiết bị chống dò điện, chống quá tải. Để tránh bị điện giật hoặc những nguy hiểm do dây điện gây ra, không được kéo dây cấp điện của tủ khi di chuyển tủ.
Đặt tủ nơi khô ráo, ít bụi và thoáng gió đảm bảo thống thoáng phia sau. Đặt cách tường tối thiểu 10 cm để đảm bảo lưu không làm mát dàn. Không dùng giấy vải, phủ kín dàn ngưng dàn nóng.
Thường xuyên vệ sinh tủ khoảng hai hoặc ba tháng một lần để vi khuẩn, nấm mốc không có điều kiện sinh sôi. Ngoài ra, nên vệ sinh phần rìa cao su cửa cửa tủ để không bị dính các dị vật giúp đóng khít tủ, không làm thoát hơi lạnh ra ngoài, giảm tiêu hao điện năng. Với các loại tủ đông nên xả tuyết cho tủ khoảng một tuần một lần nhằm làm sạch dàn lạnh nâng cao hiệu suất làm lạnh. Đối với bộ phận tản nhiệt thì vệ sinh ít nhất một tháng một lần để nâng cao tuổi thọ của tủ. Không sử dụng hóa chất Benzol (ben-zen), dung môi, chất tẩy rửa để vệ sinh tủ.
Có thể cài hoặc điều chỉnh nhiệt độ bằng bộ điều khiển nhiệt độ. Không để đồ uống quá lâu, thực phẩm đông lạnh hoặc những thứ liên quan đến thức ăn trong tủ (với tủ mát).
Không để tủ nghiêng quá 40 độ, nói cách khác là điều này làm hỏng máy nén lạnh. Với tủ đông lạnh một tuần phải xả tuyết một lần (mục đích làm sạch giàn lạnh nâng cao hiệu quả lạnh).
Khi thực phẩm bảo quản trong tủ không nhiều nên điều chỉnh độ lạnh ở mức trung bình, hoặc thấp để tiết kiệm điện năng. Như với các sản phẩm tủ đông bình thường có thể điều chỉnh ở mức 4,5 thay vì max để tiết kiệm điện năng, nếu sử dụng ít thì điều chỉnh xuống mức 3,2.
Không bảo quản các thực phẩm có nhiệt độ đông khác nhau trong cùng một ngăn tủ. Khi trữ lạnh nhiều thực phẩm khi sắp xếp đồ vào tủ nên chú ý không xếp thực phẩm quá khít nhau để hơi lạnh có thể lan tỏa, làm lạnh cho tất cả thực phẩm. Đối với những tủ có quạt gió thì không nên xếp thực phẩm che kín quạt gió, giảm hiệu suất làm lạnh và hao điện hơn. Đối với các loại thực phẩm tươi sống khi cho vào hộp thép, inox thay cho hộp nhựa vì kim loại có khả năng dẫn lạnh cao hơn nhựa nên làm lạnh nhanh hơn, ít hao điện.
tu-dong
Trong quá trình sử dụng nên hạn chế tối đa việc mở tủ để tránh làm hơi lạnh bị khuếch tán ra bên ngoài, bộ phận làm lạnh sẽ phải tăng thời gian hoạt động gây hao điện, giảm tuổi thọ của tủ. Nếu khách hàng phải thường xuyên mở tủ để lựa chọn, quan sát thực phẩm thì nên sử dụng các loại tủ có nắp kính trưng bày.
Nên làm sạch các loại đồ ăn thức uống trước khi cho vào tủ. Các loại thịt cá và thức ăn chín cần bảo quản lâu ngày phải để vào ngăn kết đông(đông lạnh) nơi có nhiệt độ thấp hơn (- 6 độ C, – 12 độ C, -18 độ C). Phần lớn các loại rau quả cà chua, rau, chanh, trái cây,… cần bảo quản dưới 6 độ C – 10 độ C. Phải bảo quản trong túi ny lông chống bay hơi bề mặt, bị khô héo, làm giảm mùi vị cũng như chất lượng của nó. Ngăn dưới của tủ đông thường dùng để bảo quản cả loại rau hoa quả và thức ăn chín trong thời gian ngắn hơn. Nhiệt độ ở trong các ngăn này chỉ cho phép bảo quản thức ăn từ 1 – 2 ngày đặc biệt là thịt cá cùng nhữg thực phẩm chế biến từ thịt cá. Vì ở nhiệt độ >0 độ C các thức ăn dễ bị phân hủy hoặc lên men. Các loại thức ăn mặn, canh, thịt kho cần phải sử dụng trong các hộp có nắp đậy kín mới cho vào tủ đông. Với thức ăn mặn hơi mặn sẽ bay lên gây hiên tượng ăn mòn tủ đông.

Cách vệ sinh tủ đông

  • Vặn nút điểu chỉnh Thermostar từ vị trí (ON) hoặc (OFF) để ngắt điện hoặc rút nguồn ra.
  • Đưa các thực phẩm, khay, giá đỡ ra khỏi tủ đông. Phá tuyết trên giàn lạnh đối với tủ làm lạnh trực tiếp (mở cửa tủ để tuyết tan). Đặt cạnh tủ một chậu nước ấm sạch …khăn bông sạch ,một miếng xốp ( bọt biển ) để cọ ướt ,lau khô.
  • Dùng khăn sạch mềm để cọ rửa dàn lạnh các ngăn mặt trong của tủ đông, các tấm cửa cùng các chi tiết bằng chất dẻo khác của tủ đông. Ta cũng có thể sử dụng xà phòng loãng để cọ rửa các chất bẩn xong phải tráng lại bằng nước sạch và lau khô.
  • Khi cọ rửa tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ, các đệm cửa, vỏ của tủ lôngsử dụng khăn sạch tẩm nước ấm, sau đó lau khô (không dùng bazo hoặc bất kỳ chất nào khác nước…để cọ rửa). Lau bụi sạch giàn nóng lốc bằng vải mềm, không lau bằng vải quá ẩm… làm nước chảy vào hộp đấu ở lốc gây chập điện. Lau sạch gầm, chân tủ (đảm bảo khô thoáng chống han gỉ và chuột bọ). Sau khi lau sạch trong và ngoài tủ lạnh phải lau khô ở khe rãnh và mở của tủ từ 30-40 phút cho thông thoáng.

Bài viết liên quan
Website: Sửa Điện Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012