- Dùng vòi sen khi tắm sao tốt cho cơ thể
- Kiểm tra máy nước nóng bị rò rỉ nước
- Hướng dẫn sửa máy nước nóng trực tiếp
Bình nước nóng hoạt động ra sao, linh kiện gồm những gì,… Những thắc mắc này sẽ được các chuyên gia sửa máy nước nóng của trung tâm sửa điện lạnh fix trả lời.
Lõi bình nước nóng: Có 2 loại
Lõi bình thông thường: Chỉ có trên các sản xuất từ những năm 2005 trở về trước được nhập về Việt Nan chủ yếu dưới dạng nguyên chiếc của các hãng như Ariston MTS… lõi bình được làm từ thép tấm chuyên dùng. Thép tấm được đột dập thành hai nửa rồi được xử lý bề mặt, sau đó chúng được hàn kín lại với nhau.
Lõi bình tráng men: Lõi bình được làm từ thép tấm chuyên dùng để tráng men. Thép tấm được chia làm hai phần và qua quy trình xử lý làm khuôn. Sau đó chúng được hàn kín lại với nhau và được tạo độ nhám bề mặt bên trong lõi bình. Tiếp theo chúng được tráng một lớp men thủy tinh rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ 800-8600C. Ở nhiệt độ này men thủy tinh nóng chảy thẩm thấu vào bề mặt tạo thành một lớp liên kết bền vững giữa thép và men thủy tinh. Lớp men thủy tinh này có tác dụng bảo vệ không cho lõi bình bị ăn mòn trong mọi điều kiện môi trường nước đa dạng khi sử dụng.
Lớp cách nhiệt bằng Polyurethane (PU)
Lớp xốp để giữ nhiệt bằng Polyurethane (PU) được bơm vào khoảng trống giữa vỏ nhựa và lõi bình với mật độ cao nhằm làm giữ nhiệt và giảm tối đa tổn thất nhiệt khi đun nước nóng trong bình giúp tiết kiệm điện năng. Ngoài ra, chúng còn tăng thêm khả năng an toàn cho người sử dụng.
Vỏ bình tráng men
Loại vỏ bình này thường được làm bằng nhựa đối với các loại bình nhỏ và bằng thép sơn tĩnh điện đối với các loại bình cỡ lớn.
Thanh gia nhiệt bình nóng lạnh (Heating Element)
Thanh gia nhiệt bình nước nóng thường được làm bằng hợp kim hoặc bằng đồng. Thanh gia nhiệt phải đảm bảo những điều kiện như truyền nhiệt tốt, cách điện tốt và thời gian sử dụng cao.
Thanh magiê (Mg)
Chức năng chính của thanh Mg là chống axit ăn mòn ra thành bình. Axit sẽ được trung hòa với Mg để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng và làm tăng tuổi thọ của máy nước nóng. Để đảm bảo tuổi thọ và sự an toàn của máy nước nóng thì định kỳ hai năm nên thay thanh Mg một lần.
Bộ ổn định và điều khiển nhiệt độ (rơle nhiệt)
Khi nhiệt độ trong bình đạt 750C thì rơle nhiệt tự động ngắt không cấp điện cho thanh gia nhiệt, còn khi nào nhiệt độ giảm xuống thì rơle nhiệt lại tự động cấp điện trở lại cho thanh gia nhiệt. Trong trường hợp không tự ngắt được nguồn điện cho thanh gia nhiệt thì rơle nhiệt sẽ tự động cắt điện toàn
Dây điện nguồn
Dây điện nguồn của bình nóng lạnh thường được thiết kế gắn liền với bộ chống giật LCB. Chỉ với dòng dò nhỏ hơn hoặc bằng 15mA thì bộ chống giật tự động ngắt không cấp điện cho bình nên luôn đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Đèn hiển thị
Chức năng của đèn hiển thị là dùng để giúp người sử dụng biết bình đang hoạt động hay không. Thông thường đèn thường gắn trong bộ Rowle nhiệt.
Đường nước vào – ra
Đường nước vào ra của bình nóng lạnh được thiết kế với hệ thống ren lớn, giúp đấu nối đầu dây dễ dàng và chắc chắn. Màu đỏ chỉ đầu nước nóng ra thường bố trí bên trái bình nóng lạnh. Màu xanh là đầu cấp nước lạnh cho bình cũng là đầu lắp van an toàn và khống chế nước cấp cho bình theo một chiều.
Van xả một chiều (Van an toàn)
Chức năng của van xả một chiều là xả nước khi bình gặp sự cố, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chỉ cho nước đi vào bình mà không cho nước đi theo chiều ngược lại kể cả khi nguồn cấp nước hệ thống hết trong bình vẫn giữ cố định một lượng nước đủ để ngập kín thanh đốt.