Để sở hữu cho gia đình một chiếc máy giặt, chuyện đó không còn xa vời nữa. Máy giặt giúp giải phóng người phụ nữ khỏi những bộn bề và sắp xếp các công việc trong gia đình. Họ có thể dành thời gian của mình để chăm sóc cho bản thân, gia đình và những hoạt động ngoài xã hội.
- Những lưu ý cần thiết khi mua và sử dụng máy giặt
- Tìm hiểu về ưu nhược điểm của máy giặt truyền động trực tiếp
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện
Nhưng để sử dụng máy giặt hiệu quả, lâu dài và không làm giảm tuổi thọ của máy. Thì không phải người sử dụng nào cũng biết. Dưới đây là những kinh nghiệm để giúp người sử dụng máy giặt hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của máy giặt.
Bạn nên lắp đặt máy giặt ở vị trí thích hợp như thế nào?
1/ Vị trí lắp đặt máy vô cùng quan trọng:
- Những nơi khô ráo, thoáng mát có mái che, gần nguồn điện, nguồn nước.
- Đặt máy ở những bề mặt vững chắc, bằng phẳng, không chênh vênh (Trong trường hợp máy giặt bị lệch hay chênh, cách đơn giản là bạn chỉ cần cẩn thận vặn lại chân điều chỉnh của máy, chú ý không được dùng gỗ hay bìa giấy đệm vào.)
- Cố định phích cắm của máy với ổ điện và khởi động máy bằng công tắc hoặc cầu dao.
- Bắt buộc có dây nối đất để đề phòng trường hợp thiết bị hở điện.
- Đường dây cấp điện, đường nước cấp nước thải nên để càng gần nơi đặt máy càng tốt.
- Sau khi hoàn thành chương trình giặt, nên treo ống xả lên để tránh chuột chui vào cắn phá dây điện và các thiết bị bên trong máy.
- Không nên lắp đặt máy ở vị trí ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Không nên để thảm mềm dưới đáy máy giặt, tránh tình trạng khi máy hoạt động sẽ bị rung, lắc và không ổn định.
- Không di chuyển máy giặt quá nhiều và để máy bị va đập khi sử dụng.
- Không để nước và hóa chất rơi vào bảng điều khiển trong quá trình vận hành máy.
- Không đặt máy giặt trong phòng tắm, vì môi trường ẩm ướt làm hỏng các vi mạch điều khiển của thiết bị, hở hoặc chập điện gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Không đặt máy trong phòng bếp, vì oxi hóa và giảm tuổi thọ của máy.
- Không đặt máy ngoài ban công, vì ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện môi trường làm giảm khả năng vận hành thiết bị.
2/ Phân loại chất liệu quần áo trước khi giặt:
Máy giặt thường sử dụng nhiều điện năng, thông thường máy có công suất trên 220W, thời gian sử dụng máy càng nhiều thì càng tốn nhiều điện năng. Vì vậy, cần phải xác định thời gian sử dụng máy giặt trước khi tiến hành giặt để việc giặt giũ đạt hiệu quả cao, đồng thời tiết kiệm được điện năng.
Trước khi cho quần áo vào máy giặt, cần phân loại các chất liệu của từng loại vải. Tùy theo từng loại quần áo mà ta chọn thời gian hoặc chế độ giặt cho thích hợp.
Ví dụ: Quần áo dạng sợi tổng hợp, tơ lụa giặt từ 2-5 phút, quần áo bình thường (vải cotton) giặt từ 6-9 phút, nếu quần áo quá bẩn thì ta nên ngâm bên ngoài trước khi cho vào máy giặt. Những việc này giúp chúng ta rút ngắn thời gian giặt. Ngoài việc tiết kiệm được điện và nước mà còn giúp chúng ta bảo vệ được quần áo và kéo dài tuổi thọ của máy giặt.
3/ Cẩn trọng khi giặt bằng nước nóng:
Nếu cần phải giặt bằng nước nóng, tùy theo loại vải mà lựa chọn nhiệt độ nước thích hợp. Thông thường nhiệt độ thích hợp sử dụng là khoảng 40 độ C.
Ở nhiệt độ này, bột giặt sẽ ngấm tốt hơn vào đồ giặt, giúp đánh tan những vết bẩn.Với các máy giặt cửa đứng thông thường, không sử dụng nước nóng trên 50 độ C. Vì nước nóng có thể làm thay đổi hình dạng các bộ phận bằng nhựa trong máy.
4/ Chọn bột giặt phù hợp:
Nên dùng loại bột giặt dành cho máy, ít bọt. Ít bọt nhưng mức độ tẩy sạch rất mạnh, khi xả lại tiện hơn, so với dùng bột giặt nhiều bọt. Tiết kiệm được 1 – 2 lần nước. Mức độ tẩy sạch của bột giặt không có liên quan gì tới số lượng nhiều ít của bọt. Trên thị trường, có nhiều loại bột giặt, nước giặt chuyên dụng cho máy giặt. Bạn có thể lựa chọn cho mình những thương hiệu uy tín như.
Tùy theo loại quần áo mà chọn chế độ giặt thích hợp. Các loại vải cao cấp như tơ lụa nên chọn chế độ giặt nhẹ, quần áo bình thường chọn chế độ vừa, chỉ có quần áo dày như Jean, kaki… mới dùng chế độ giặt mạnh.
5/ Làm vệ sinh cho máy giặt:
- Sau mỗi lần giặt mở cửa nắp thùng một lúc sau khi giặt để tránh ẩm mốc và mùi hôi hình thành bên trong thùng máy.
- Khi vệ sinh máy, bạn hãy lau chùi máy sạch sẽ và khô ráo bằng vải mềm, không được dùng bàn chải, bột đánh bóng,
- Hay vật liệu dễ bay hơi để lau chùi máy vì có thể gây hư hại các linh kiện nhựa và lớp sơn phủ ngoài.
- Vệ sinh ngăn đựng nước xả và xà phòng: Thông thường, máy giặt có thể tự bơm nước lấy sạch lượng bột giặt và nước xả trong ngăn. Nhưng nếu bạn cho quá nhiều bột giặt và nước xả thì lượng nước bơm vào không lấy hết.
- Định kỳ vệ sinh hàng tháng.
- Vệ sinh lưới lọc của van cấp nước để tránh bị tắc do cặn bẩm bám đóng. Cần đóng vòi nước và bật công tắc nguồn,
- Chọn cả nước nóng và lạnh rồi ấn nút START/PAUSE để rút hết nước trong vòi, sau đó tắt điện, rút phích cắm của máy và lấy phin lọc ra khỏi van.
- Làm sạch máy trước khi ngừng sử dụng máy một thời gian dài.
- Trước khi nghỉ một thời gian dài không dùng máy, cho máy chạy ở chế độ vắt trong 3 phút để thoát hết nước trong thùng máy ra ngoài. Với máy cửa ngang sử dụng bơm nước thải thì hạ đường nước thoát xuống thấp nhất để cho thoát hết nước trong ống.
- Mở nắp máy khoảng 2 giờ để máy được khô. Tháo đường ống cấp nước và dây nguồn của máy cuộn lại cho gọn gàng.
- Định kỳ vệ sinh hàng tháng.
Do vậy hiểu về nguyên tắc giặt và vệ sinh máy giặt thường xuyên sẽ giúp bạn gia tăng được tuổi thọ của máy, thậm chí máy giặt còn sử dụng được lâu dài hơn. Hãy lên kế hoạch vệ sinh lồng may giat và toàn bộ máy giặt 3 tháng/ lần hoặc nhiều hơn. Nếu bạn không thể tự làm hãy gọi ngay cho ngay cho dịch vụ chuyên vệ sinh máy giặt tại nhà đến thực hiện. Với các khách hàng tại Tp.HCM có thể liên hệ 028.6689.0000 – 0976.110.765