1/ Tìm hiểu về máy giặt truyền động trực tiếp
Máy giặt truyền động trực tiếp là kết hợp động cơ của máy giặt, đai truyền động (dây cuaroa) và puli vào thành một bộ máy duy nhất, yên tĩnh và chắc chắn gắn trực tiếp vào thùng giặt.
- 10 hướng dẫn sửa máy giặt Sanyo tại nhà đơn giản
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện
- Làm thế nào để sử dụng máy giặt hiệu quả nhất
2/ Tìm hiểu về ưu nhược điểm của máy giặt truyền động trực tiếp
Ưu điểm:
Tiết kiệm điện: Máy giặt truyền động trực tiếp được cho là tăng hiệu quả sử dụng năng lượng của máy giặt. Năng lượng truyền đến động cơ không bị hao tổn như khi phải vận hành qua dây curoa đến lồng giặt mà ngay lập tức có thể tác động lên lồng giặt để xoay lồng giặt, do vậy tiêu tốn ít năng lượng hơn.
Giảm tiếng ồn: Máy giặt truyền động trực tiếp cấu tạo đồng nhất, sử dụng ít linh kiện hơn, đồng nghĩa với việc loại bỏ tiếng ồn từ nhiều linh kiện khác nhau và do đó giúp giảm độ rung ồn tổng thể của máy giặt.
Độ bền cao hơn: Sự khác biệt giữa hai loại máy giặt là số lượng các thiết bị hoạt động trong động cơ. Máy giặt truyền động gián tiếp có nhiều thiết bị cần thiết để quay lồng giặt, do vậy có nhiều nguy cơ các thiết bị này dễ bị hỏng hóc hay hư tổn hơn, khả năng hao mòn động cơ cao, chẳng hạn như dây curoa sẽ dão, chổi than bị mòn… và như vậy sẽ phát sinh nhiều chi phí sửa chữa lặt vặt.
Tốc độ vắt cao hơn: Máy giặt truyền động trực tiếp cho tốc độ vòng quay cao hơn do có một hệ thống đồng nhất ổn định, điều này cũng giúp thời gian phơi sấy quần áo giảm đáng kể. Một số máy giặt đời mới còn sử dụng công nghệ inverter tự động đều chỉnh tần số điện áp đưa vào mô tơ cho phép giảm tốc độ xuống thấp nhưng vẫn giữ nguyên được mô-men quay của lồng giặt, đảm bảo quần áo vẫn được vắt khô trong khi tiết kiệm điện năng, nâng cao hiệu suất.
Định vị lồng giặt giặt nhanh hơn và chính xác hơn: Các máy giặt dùng công nghệ truyền động trực tiếp còn gắn trực tiếp bộ cảm biến vào động cơ giúp máy giặt kiểm soát, định lượng số lượng quần áo chính xác hơn.
Nhược điểm
Nó cần một mô tơ đặc biệt. Thông thường các mô tơ được thiết kế để đạt được mô-men xoắn cao nhất ở tốc độ vòng quay lớn, thường là từ 1500-3000 vòng/phút.
Mô tơ chậm cũng cần có kích thước vật lý lớn hơn, một đĩa xoay thông thường dùng dây curoa có đường kính của mô tơ khoảng 2,5 cm thì với mô tơ truyền động trực tiếp, đường kính của nó phải lớn gấp 4, tức là khoảng 10 cm.
Do tất cả các bộ phận truyền động của máy giặt đã được tích hợp làm một, nên nếu xảy ra hỏng hóc đối với mô tơ thì chi phí thay thế chắc chắn sẽ đắt hơn rất nhiều so với việc chỉ thay một phần linh kiện. Ngoài ra, bảng mạch điện tử của máy giặt truyền động trực tiếp phức tạp hơn loại gián tiếp cũng do được tích hợp thêm nhiều cảm biến và mạch điện tử để đảm bảo các chức năng của máy, điều này cũng có thể dẫn tới chi phí sửa máy giặt cao khi hỏng bảng mạch.
Máy truyền động trực tiếp là công nghệ mới nên khi hỏng hóc xảy ra thì việc tìm linh kiện khó hơn, phải đặt hàng của hãng sản xuất và thường phải do thợ bảo hành chính hãng thao tác. Giá thay thế linh kiện hoặc mô tơ đều sẽ rất đắt, nhiều khi gần bằng tiền mua máy giặt mới, nên bạn cũng cần tiền liệu trước khi quyết định chọn mua dòng máy giặt này.
Một số người dùng cũng băn khoăn về việc máy giặt chuyển động quần áo quá nhanh có nhiều khả năng làm hỏng quần áo của bạn trong quá trình giặt hoặc làm quần áo nhanh bị hỏng hơn. Tốc độ quay nhanh cũng đồng nghĩa với việc máy dẫn động trực tiếp sẽ bị hao mòn nhanh hơn máy truyền động gián tiếp. Khi quyết định chọn máy giặt nào tốt, bạn và gia đình có thể muốn mua một chiếc máy chạy ổn định, tin cậy và bền bỉ suốt nhiều năm liền mà không bị hỏng hóc. Vì vậy, một chiếc máy dẫn động gián tiếp vẫn có thể là một lựa chọn tốt khi xét đến tính kinh tế về lâu dài.