sua dien lanh tai nha

Tổng hợp hướng dẫn sử dụng lò vi sóng an toàn

Chính sự tiện lợi của lò vi sóng mà các bà nội trợ luôn chọn sản phẩm này cho căn bếp của gia đình. Lò vi sóng có chức năng rã đông, hâm nóng, nấu thức ăn và nướng. Thời gian thì nhanh chóng và dễ sử dụng. Nhưng sử dụng lò vi sóng như thế nào để hiệu quả và tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra thì không phải người sử dụng nào cũng biết. Kỹ thuật chuyên sửa lò vi sóng tại nhà của Trung tâm sửa điện lạnh sẽ cung cấp những thông tin đáng lưu ý khi sử dụng lò vi sóng.

Sử dụng lò vi sóng an toàn

su-dung-lo-vi-song-an-toan

  • Thời gian gia nhiệt không được quá lâu. Thực phẩm đưa vào lò vi sóng để gia nhiệt hoặc rã đông, nếu để quá hai tiếng không lấy ra khỏi lò thì phải  bỏ ngay. Vì khi sử dụng dễ gây ra ngộ độc thực phẩm, nhất là với những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu.
  • Nên sử dụng các dụng cụ chuyên dụng cho lò vi sóng. Không đưa đồ nhựa thông thường vào lò vi sóng để gia nhiệt. Làm như vậy sẽ gây biến dạng đồ nhựa, mặt khác dùng đồ nhựa thông thường sẽ sinh ra các chất độc hại làm ô nhiễm thức ăn, có hại cho sức khỏe.
  • Những vật có chất liệu kim loại như sắt, nhôm, dụng cụ inox, sắt tráng men… tuyệt đối không cho vào lò vi ba. Ngay cả những vật dụng có các thiết kế, chi tiết có kim loại. Vì khi gia nhiệt sẽ sinh ra tia lửa điện và gây phản xạ vi sóng, vừa gây hư hại cho lò vừa không nấu chín được thức ăn.
  • Nên đặt lò vi sóng ở những nơi thông thoáng và an toàn. Không được đặt lò vi sóng trong phòng ngủ, đồng thời phải chú ý giữ cho lưới tản nhiệt trên thành lò luôn thông thoáng, không để vật khác che lấp.
  • Tránh không chạy lò vi sóng khi bên trong không có thức ăn, lò hoạt động ở công suất cao, trong thời gian khá lâu mà lượng thức ăn cho vào lại ít. Những điều này dẫn đến việc các tia bức xạ không được hấp thụ hết sẽ phản xạ liên tục bên trong ngăn chứa và gây nổ. Giải pháp là nên đặt thường xuyên một cốc nước bên trong ngăn quay phòng trường hợp người sử dụng vô tình cho chạy lò vi sóng, chọn chế độ quay phù hợp với lượng thức ăn cho vào.
  • Nếu không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
  • Đồ đặt trong lò rất nóng do nhiệt độ truyền từ lò sang, do đó phải sử dụng găng tay khi lấy thức ăn khỏi lò.
  • Không vận hành khi lò vi sóng bị hỏng các mồi hàn hoặc phích cắm. Lò vi sóng không được vận hành đúng cách sẽ dễ gây tai nạn khó lường. Nếu nguồn cung cấp điện có vấn đề, cần đến gặp nhà sản xuất, trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa có tay nghề.
  • Lò vi ba có công suất khá lớn nên để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng, không nên vận hành lò cùng lúc với nhiều vật dụng có công suất lớn khác như bếp điện, bàn ủi… Không nên bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ. Nên đặt lò cách xa tường, khoảng trống quanh lò, tối thiểu 2cm ở hai bên, 10 cm phía sau và 10 cm bên trên lò.
  • Không đặt lò vi sóng gần tivi hoặc radio vì có thể gây nhiễu hình ảnh và âm thanh của các thiết bị đó. Vị trí đặt tốt nhất là hãy để lò cách tivi hoặc radio tối thiểu 4m. Ngoài ra, giữ lò vi sóng cách xa nguồn nhiệt hoặc hơi nước, bởi nhiệt và hơi nước có thể làm linh kiện lò bị hư hỏng hoặc công năng suy giảm. Nên đặt lò cách xa bếp gas hoặc các thiết bị khác có sinh nhiệt độ cao.
  • Nguy cơ nhất là những máy sử dụng lâu rất dễ bị hở, cong, vênh, các bức xạ vi sóng sẽ phát ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến người sử dụng. Bản chất của việc này dựa trên những tác động của bức xạ điện từ như suy yếu màng tế bào, tác động đến hệ miễn dịch, làm đục thuỷ tinh thể, ảnh hưởng lâu dài đưa đến những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, tăng nguy cơ đau ruột thừa… Hiện nay thiết kế của các lò vi sóng cho phép máy không hoạt động khi cửa không được đóng kín, hoặc bị hở, do đó không nên tự ý thay đổi kết cấu của lò vi sóng.

Nấu nướng an toàn

thuc-pham-cho-vao-lo-vi-song

  • Thịt gần chín không nên cho vào lò vi sóng. Vì thịt gần chín (thịt tái) vẫn còn có vi khuẩn gây bệnh, dù được bảo quản trong tủ lạnh vi khuẩn vẫn sinh sôi, và nếu gia nhiệt bằng lò vi sóng cũng không diệt hết được vi khuẩn. Vì vậy, thực phẩm đông lạnh cần đưa vào lò vi sóng rã đông trước, sau đó mới gia nhiệt nấu chín.
  • Nhiều người tin rằng lò vi sóng nấu chín thức ăn từ bên trong ra bên ngoài, tuy nhiên lò chỉ thực sự tác động trên các lớp bên ngoài thực phẩm, sưởi ấm thực phẩm qua các phân tử nước bên ngoài. Phần bên trong của thực phẩm được làm nóng nhờ sự chuyển nhiệt từ bên ngoài vào bên trong. Điều này giải thích tại sao lò vi sóng có thể nấu chín một khổ thịt quá dày. Để thức ăn chín đều và ngon thì nên thái thành thớ nhỏ.
  • Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng không được đưa lại vào tủ lạnh bảo quản. Vì trên thực tế khi rã đông trong lò vi sóng, lớp bên ngoài thực phẩm được gia nhiệt bằng nhiệt độ thấp, ở nhiệt độ này, vi khuẩn vẫn có thể phát triển. Nếu đưa lại vào tủ lạnh chỉ làm ngừng sự phát triển chứ không thể tiêu diệt được số vi khuẩn đó. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh.
  • Sử dụng dĩa hình tròn hay hình oval thay cho đĩa hình chữ nhật hoặc hình vuông vì những dĩa này dễ gây ra cháy đồ ăn đặt ở góc. Sắp xếp đồ ăn cẩn thận, phần dày nên đặt ra phía ngoài rìa của đĩa nấu.
  • Không dùng đồ đựng đậy nắp kín để gia nhiệt thực phẩm lỏng như canh, sữa… mà phải để trong đồ đựng rộng miệng. Vì khi đun nấu, chất lỏng nóng lên, khiến áp suất bên trong và ngoài đồ đựng chênh lệch cao, dễ bị nứt vỡ. Ngay cả khi đun nấu thức ăn có hộp sẵn, trước tiên cần dùng kim hoặc đũa chọc thủng màng ngoài để tránh gây nứt vỡ hộp, thức ăn bắn ra làm bẩn thành lò.
  • Tránh dùng túi ni-lông trực tiếp bao gói thực phẩm. Trong quá trình gia nhiệt, tốt nhất là không để túi ni-lông dính trực tiếp vào thực phẩm mà phải để thực phẩm vào bát sau đó bọc kín bằng túi ni-lông hoặc đậy bằng đồ thủy tinh hoặc sành sứ lên miệng bát. Làm như vậy sẽ giữ kín được hơi, khiến việc gia nhiệt tản đều. Trước khi lấy thức ăn ra hãy chọc rách màng ni-lông bảo quản để khỏi dính vào thức ăn.
  • Nướng trứng còn nguyên vỏ trong lò có thể gây nổ, gây bẩn lò kể cả khi lò đã ngưng hoạt động. Những thực phẩm có vỏ dày như khoai tây, táo, bí hay hạt dẻ phải được lột vỏ trước khi cho vào lò. Cần đập vỏ hoặc cắt những thức ăn có bọc kín hoặc thức ăn có lớp da dày, mở nắp hoặc gỡ nút chai trước khi nấu.
  • Các loại dầu như dầu ôliu không thể làm nóng trong lò vi sóng vì các phân tử của nó thiếu sự phân cực trong nước. Đây là lý do vì sao mà bơ đông lạnh thường khó được rã đông trong lò vi sóng.
  • Không nên quay, rán thức ăn trong lò vi sóng. Vì ở nhiệt độ cao, dầu mỡ bị bắn ra ngoài, dễ gây ra lửa. Trường hợp không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
  • Không dùng lò vi sóng để sấy khô khăn tay, khăn bàn… vì có thể làm cháy vải và dễ gây ra hỏa hoạn.
  • Xem xét thời gian nấu, nên đặt ở thời gian ít nhất theo dự đoán, nấu thêm nấu cần. Việc nấu quá lửa dễ gây cháy hoặc nóng chảy. Luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài.

Bài viết liên quan
Website: Sửa Điện Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012