Tủ lạnh là vật dụng cần thiết trong mỗi gia đình và cần được chăm sóc đặc biệt cẩn thận để giúp tủ lạnh sáng bóng hơn và có hiệu suốt sử dụng tốt hơn. Dưới đây là các khâu vệ sinh, làm sạch, lau tủ lạnh cũng như bảo dưỡng để giúp tủ lạnh đạt hiệu suất sử dụng tốt nhất
Xem thêm: Sửa tủ lạnh tại nhà
Xem thêm: Cách chọn tủ lạnh tiết kiệm điện
Hướng dẫn vệ sinh tủ lạnh đúng cách
Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình vệ sinh một chiếc tủ lạnh. Hãy dùng một miếng vải khô, có tính thấm hút tốt. Đây chính là bí quyết để vệ sinh tủ lạnh một cách nhanh chóng và sạch sẽ. Vì khi đó tủ lạnh luôn được cung cấp nước đầy đủ nên thường xuyên ở trong tình trạng “ẩm ướt”, hãy sử dụng chiến khăn ướt để lau vào những nơi dơ có thể sẽ làm chất bẩn lan ra nhiều hơn đấy nhé. Vệ sinh tủ lạnh đúng cách bạn có thể dùng với giấm nguyên chất. Giấm được coi là là phương pháp vô cùng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một bình có vòi xịt để vệ sinh sạch sẽ từ trên xuống dưới, từ phải qua trái và cả các cánh cửa tủ. Sở dĩ giấm là sự lựa chọn hoàn hảo bởi nồng độ axit có trong giấm sẽ giết chết vi khuẩn và nấm mốc, đồng thời giấm còn giúp khử mùi của tủ lạnh vô cùng hiệu quả.
Phân loại đúng thực phẩm
Trước khi vệ sinh tủ lạnh, công việc cần làm trước hết mà các gia đình cần tiến hành đó là phân loại thức ăn hiện có trong tủ. Việc để chung lẫn rau, thịt, cá,.. sẽ làm cho thực phẩm không giữ hương vị và độ tươi ngon. Nếu bạn không có thời gian đi chợ hàng ngày, các bạn có thể phân loại mỗi thực phẩm riêng ra và để trong các hộp bảo quản riêng. Phương pháp này không chỉ giúp bạn luôn có một bữa ăn ngon miệng mà còn giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe cho cả nhà
Lắp các ngăn của tủ lạnh về đúng vị trí
Sau khi lau chùi sạch sẽ tủ lạnh, bạn hãy đặt lại các kệ và ngăn kéo đã khô vào tủ, cũng như cất các thực phẩm vào trở lại. Bạn nên để thêm một hộp thuốc muối đã mở nắp vào trong tủ lạnh, nó có công dụng khử mùi tủ lạnh khá hiệu quả.
Lau sạch sẽ tủ lạnh từ bên ngoài
Vệ sinh tủ lạnh đúng cách không chỉ là vệ sinh bên trong tủ mà khâu vệ sinh bên ngoài tủ cũng cần đặc biệt lưu ý. Bên ngoài tủ lạnh là nơi có rất nhiều vết bẩn bám vào nên cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Khi tiến hành vệ sinh bên ngoài tủ, bạn hãy xịt giấm trắng và sử dụng giẻ sạch, lau khô để lau thật sạch cửa tủ và tay nắm của tủ lạnh. Sau khi tủ lạnh đã sạch sẽ và khô ráo, bạn hãy cắm điện trở lại và để tủ lạnh hoạt động bình thường trong khoảng 30 phút trước khi cho các thức ăn vào tủ. Trong thời gian chờ tủ lạnh tạo mức nhiệt cần thiết, bạn cũng nên sử dụng khăn ẩm lau sạch sẽ các hộp đựng đồ ăn
Vệ sinh tủ lạnh đúng cách nếu thực hiện như trên bạn sẽ thấy chúng thật đơn giản mà không hề tốn nhiều thời gian và công sức như mình vẫn nghĩ. Cách vệ sinh tủ lạnh này được các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi khuyên các gia đình nên thực hiện vừa để sở hữu một chiếc tủ lạnh sạch không có mùi khó chịu vừa là để đảm bảo tuổi thọ của tủ lạnh được đảm bảo hơn. Hãy tiến hành giữ gìn và vệ sinh cho chiếc tủ lạnh thân yêu của gia đình mình để chúng luôn sạch sẽ và có hiệu suất sử dụng tốt nhất bạn nhé!
Hướng dẫn cách làm sạch tủ lạnh
Bạn đang đau đầu không biết làm thế nào để làm sạch tủ lạnh hiệu quả? Bạn đang đau đầu vì đã mất quá nhiều thời gian cho việc dọn dẹp nhưng tủ lạnh vẫn bẩn? Hãy cùng đón đọc những cách làm sạch tủ lạnh đơn giản dưới đây, đảm bảo sẽ khiến bạn bất ngờ đấy nhé!
Cách làm sạch tủ lạnh sử dụng bột baking soda
Các bạn có thể dễ dàng khử mùi hôi bên trong tủ lạnh bằng cách sử dụng một ít bột baking soda. Hãy cho vài muỗng muối nở (baking soda) vào trong hộp và không được đậy nắp, hoặc là bạn hãy đổ nó ra đĩa, rồi cho vào cánh của tủ lạnh để hấp thu hết các mùi thức ăn còn vương lại trong tủ để tủ thoáng mùi hơn. Lưu ý: Các bạn cứ để đĩa bột trong tủ đến khi nào mùi hôi đã bay hết mới nên bỏ đĩa bột đó ra.
Cách làm sạch tủ lạnh sử dụng cà phê
Đây là một trong những cách làm sạch tủ lạnh được các chuyên gia tủ lạnh huyên thực hiện. Nếu baking soda không thể khử mùi khó chịu hoàn toàn trong tủ lạnh của nhà bạn, thì hãy trộn bột cà phê xay vào hỗn hợp bột để có thể đánh bại mùi vị khó chịu bên trong tủ lạnh ngay nhé. Tủ lạnh có thể bị ám mùi cà phê một thời gian nhưng rồi sẽ nhanh chóng phai dần mà thôi
Cách làm sạch tủ lạnh dùng hỗn hợp tẩy rửa tự nhiên
Cách làm hỗn hợp này đơn giản như sau: Bạn tiến hành pha hai muỗng baking soda cùng với nước ấm rồi sử dụng giẻ kì cọ tủ lạnh thật sạch. Nếu không có bột baking soda, bạn có thể pha một chén muối cùng với 3 lít nước ấm, cho thêm nước chanh tươi để lau chùi. Sử dụng bàn chải và chút kem đánh răng để cọ sạch sẽ những mảng bám cứng đầu. Sau khi xong các công việc này, bạn có thể sử dụng quạt máy để hong khô bên trong tủ lạnh, hoặc sử dụng khăn khô lau lại lần nữa để thấm nước tốt nhất.
Cách khử mùi hôi của tủ lạnh
Cách vệ sinh tủ lạnh ngoài vệ sinh bên trong, vệ sinh bên ngoài, công việc quan trọng không kém là bạn hãy làm sạch các mùi khó chịu bên trong tủ lạnh để làm tủ lạnh thông thoáng hơn.
Hãy đặt ron cao su ở cửa của tủ lạnh
Các bạn hãy lưu ý một điều đó là lớp ron cao su hít ở cửa của tủ lạnh là chỗ rất hay bị bỏ quên. Khi bạn vệ sinh tủ lạnh, hãy sử dụng giẻ nhúng nước ấm và giấm trắng để rửa sạch những lớp bụi bẩn, nấm mốc, lông thú vật đang ẩn nấp tại đây. Nếu có thể, các bạn nhớ chùi sạch lớp cao su này thực hiện vài tuần một lần để các vi khuẩn không có điều kiện xâm nhập vào trong thức ăn. Đây là cách làm sạch tủ lạnh khá hiệu quả
Cẩn thận với đồ ăn quá hạn
Thực phẩm để lâu bên trong tủ lạnh không tránh khỏi bị những hư hỏng, ôi thiu do quá hạn sử dụng. Đặc biệt nhất là rau cải, thịt sống và trái cây, chúng bị hỏng gây ám mùi rất khó chịu bên trong tủ lạnh. Nếu bạn có các thói quen để thức ăn chất đầy vào tủ lạnh thì hãy nhớ sắp xếp các món thức ăn dễ hỏng ở chỗ dễ thấy nhất. Bằng cách đó, bạn sẽ không bao giờ quên chế biến các món ăn này trước, và có thể bỏ chúng đi khi thấy chúng có dấu hiệu hỏng
Cách làm sạch tủ lạnh qua các thói quen hàng ngày
Bạn chú ý nên rút phích cắm điện khi chùi rửa tủ lạnh thật cẩn thận để tiết kiệm điện năng do bạn đã để tủ mở rất lâu. Hãy chùi rửa cẩn thận từ dưới lên trên, các ngăn mát trước rồi tới các ngăn đá. Hãy bảo quản tạm thời thức ăn bằng việc bỏ nước đá vào một cái bát lớn rồi cho các dòng thực phẩm tươi sống vào.
– Tắt điện tủ lạnh
– Vệ sinh các ngăn tủ
– Vệ sinh mặt ngoài tủ lạnh
– Vệ sinh mặt sau tủ lạnh
Cách làm sạch tủ lạnh mà chúng tôi chia sẻ ở trên hi vọng sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai đang bị vấn đề này làm đau đầu. Với nhiều người, đặc biệt là những người bận rộn thì công việc vệ sinh tủ lạnh thường khá mệt mỏi và rắc rối. Do vậy, hãy cùng lưu ý những cách vệ sinh và làm sạch tủ lạnh bằng những phương pháp trên. Nếu sau khi tiến hành làm sạch mà tủ lạnh nhà bạn vẫn bị các vấn đề không mong muốn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được khắc phục sớm nhất
Hướng dẫn cách lau tủ lạnh siêu nhanh siêu sạch
Ngày nay nhiều gia đình sử dụng tủ lạnh thường xuyên mà quên đi việc lau chùi, vệ sinh cho chúng. Chính vì thế, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tủ lạnh của gia đình bạn nhanh chóng bị xuống cấp và gặp phải các sự cố không mong muốn. Cách lau tủ lạnh siêu nhanh, siêu sạch mà chúng tôi chia sẻ sau đây đảm bảo sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai quá bận rộn với công việc cũng có thể giành chút thời gian vệ sinh cho tủ lạnh trở nên đẹp và sạch hơn
Trước khi làm bất cứ một công việc gì thì lên kế hoạch là khâu đầu tiên bạn cần thực hiện để công việc diễn ra theo đúng lịch trình sẽ đạt kết quả tốt hơn. Với cách lau tủ lạnh cũng không ngoại lệ. Các bạn cần lần lượt thực hiện theo đúng các tiến trình sau:
Đưa thực phẩm ra khỏi tủ lạnh
Hãy ngắt nguồn điện của tủ lạnh và đưa toàn bộ thực phẩm có trong tủ lạnh ra bên ngoài. Bao gồm thức ăn ở ngăn mát, ngăn đá. Việc đưa thức ăn ra ngoài giúp bạn kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn còn lại trong tủ cũng như kiểm soát được mọi ngóc ngách của tủ giúp công việc lau chùi trở nên dễ dàng hơn
Phân loại thực phẩm
Đây là công việc bạn cần làm tiếp theo ngay sau khi đưa thực phẩm ra bên ngoài. Bạn nên phân loại từng thực phẩm bởi quá trình này giúp cho bạn có thể dễ dàng loai bỏ được những thực phẩm đã quá hạn sử dụng, bị mốc meo hay loại bỏ những thực phẩm không ăn được nữa, đồng thời bạn cũng cần phải bảo quản các thực phẩm còn sử dụng được để tránh nhiễm khuẩn ngay khi vừa đưa chúng ra khỏi tủ lạnh
Tháo dời các bộ phận tủ lạnh và cọ rửa
Cách lau tủ lạnh được cho là hiệu quả khi bạn vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ tất cả các bộ phận của tủ lạnh. Ngay sau khi đưa thức ăn và phân loại thức ăn xong, bạn cần phải tháo dỡ mọi bộ phận có thể tháo được của tủ lạnh ra để ở nhiệt độ phòng cho tan giá sau đó ngâm chúng vào nước và cọ rửa như bình thường. Sau khi tháo được các kệ, các ngăn kéo, các bạn phải cọ rửa chúng sạch sẽ bằng miếng bọt biển. Với các vết bẩn lâu ngày mà khó lau chùi, các bạn có thể pha loãng 1 chút amoniac trong nước nóng và sau đó cho phần cần tẩy vào ngâm trong đó khoảng 5 phút trước khi chà rửa. Sau khi tẩy sạch vết bẩn, rửa lại các bộ phận thật kỹ bằng nước sạch, bạn lau hoặc sấy khô trước khi lắp lại vào tủ lạnh.
Chú ý trong quá trình cọ rửa tủ lạnh: bạn không bao giờ được rửa kính, kệ tủ lạnh bằng nước nóng bởi bạn có biết chính sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm hỏng các bộ phận của tủ. Bạn có thể sử dụng nước lạnh hay để kệ tan giá lạnh rồi mới rửa nó.
Cách lau bên trong tủ lạnh
Bạn có thể lau bên trong tủ lạnh bằng miếng vải sạch hoặc bằng bọt biển. Nếu không thích mùi xà phòng, mùi các chất tẩy rửa, các bạn có thể thay thế bằng một trong những cách làm sạch tự nhiên như: sử dụng bột baking soda cùng với nước nóng. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng giấm táo pha với nước nóng. Đối với các vết bẩn bị ố lâu ngày, các bạn có thể dùng kem đánh răng bôi lên trên, để một lúc rồi mới chà rửa lại.
Đưa thực phẩm trở vào
Sau khi các bộ phận được tháo dời và vệ sinh sạch sẽ, các bạn đã có một chiếc tủ lạnh như mới. Công việc tiếp theo của cách lau tủ lạnh của bạn là hãy đưa thực phẩm bạn đầu trở lại tủ. Chú ý, trước khi cho thực phẩm vào tủ, bạn cần bảo đảm lau khô phần thân tủ lạnh cũng như những hộp sẽ cho vào để trách bị đóng băng tạo thành lớp tuyết ngay dưới các hộp. Việc sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm các thực phẩm mong muốn. Vì vậy, nhãy phân loại và để chúng cùng với nhau tránh làm lây lan đến các thực phẩm không cùng loại.
Lưu ý trong quá trình lau chùi tủ lạnh
– Để tủ lạnh được thoáng khí và có mùi dễ chịu khi bị pha tạp quá nhiều mùi thức ăn khác nhau. Bạn có thể cho vào tủ lạnh vài nhánh vani, hay nguyệt quế khô, lá trà, hoa oải hương hoặc sử dụng cà phê tươi xay nhuyễn vào túi nhỏ đặt nơi cánh tủ lạnh và tận hưởng hương thơm dễ chịu nhất.
– Để kéo dài tuổi thọ của tủ lạnh đồng thời bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bạn nên: Dành thời gian vệ sinh lau chùi tủ lạnh 1 lần/tháng hoặc thậm chí thường xuyên hơn. Hãy kiểm tra thực phẩm hàng tuần, loại bỏ các thực phẩm không sử dụng đến để loại bỏ mùi hôi cho tủ lạnh, đồng thời giúp cho tủ lạnh hoạt động hiệu quả hơn, tốt hơn và loại bỏ được tình trạng vỡ, sụp các kệ do chất quá nhiều các thực phẩm khác nhau
Quy trình bảo dưỡng tủ lạnh
Bảo dưỡng tủ lạnh tưởng chừng như là việc làm khó khăn và phức tạp nhưng đó là đối với những ai chưa đọc bài hướng dẫn này của các chuyên gia của chúng tôi. Còn nếu đã đọc rồi thì đảm bảo việc bảo dưỡng tủ lạnh dễ như nằm trong chính khả năng của bạn vậy. Bạn hãy lưu ý: Khi tủ lạnh của gia đình không làm việc trong thời gian dài qua 48 tiếng, bạn nên để thermostat ở vị trí mở ( ở vị trí số 0) để tủ lạnh được nghỉ ngơi. Không những thế khi để tủ lâu không làm việc hay không nên để các thực phẩm, các dung dịch, các chất lỏng dễ bay hơi, lên men, dễ cháy, nổ, ăn mòn…trong tủ lạnh. Khi bạn chỉ để tủ không, không nhất thiết cần phải đóng kín cửa, có thể sử dụng dây buộc, miếng đệm cho các cánh tủ hé mở để thông thoáng trong những hôm trời khô ráo. Đặc biệt, khi bắt đầu nên để tủ ngừng làm việc một thời gian, bạn cần vệ sinh trong, ngoài tủ như vệ sinh định kỳ lúc tủ lạnh đang làm việc. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề khác nữa trong quá trình bảo dưỡng tủ lạnh. Dưới đây là trịnh tự các bước bảo dưỡng tủ lạnh mà các bạn khi bảo dưỡng cần tuân thủ:
– Ngắt điện tủ lạnh, nếu tủ lạnh còn tuyết bám trong ngăn kết đông thì phải làm tan giá, không cho bất kì vật cứng nào vào cậy đá hoặc tẩy các vết bẩn trong ngăn kết đông.
– Lấy hết mọi thứ trong tủ ra. Tiến hành lau sạch dàn lạnh của các khay, các ngăn và thành trong của tủ bằng giẻ tẩm nước xà phòng loãng và ấm. Sau đó lau lại tủ bằng giẻ khô, mềm.
– Với vỏ ngoài của tủ lạnh bạn nên lau bằng giẻ tẩm nước ấm rồi lau khô, mở cửa tủ lạnh cho khô ráo và thoáng tủ
– Sau đó, bạn lau sạch dàn nóng, lốc máy bằng khăn mềm, không lau tủ lạnh bằng giẻ quá ẩm đề phòng không lau khô ngay khiến dàn nóng sẽ bị gỉ và nước chẩy vào hộp chỗ đấu dây ở lốc.
Chú ý khi bảo dưỡng tủ lạnh
– Khi bảo dưỡng tủ lạnh không làm việc áp lực ở dàn lạnh cao hơn bình thường. Dàn lạnh lại được chế tạo bằng nhôm nên rất dễ bị ăn mòn, khi đó nếu có chỗ bị ăn mòn, dàn lạnh sẽ nhanh chóng bị thủng, gây rò rỉ, mất gas ra bên ngoài.
– Bạn phải tháo ngăn hứng nước, các giá đỡ thực phẩm,… bao gói và có quá trình bảo quản riêng trước khi vận chuyển tủ lạnh. Nên cho vào các hòm gỗ và hòm cactong để giữ cố định tủ và chống va đập, chống cong vênh, móp và tróc sơn tủ. Bắt bu lông hoặc tiến hành buộc để néo giữ chặt các lốc vào thân tủ lạnh để khỏi rung lắc, gây gãy ống; Hạn chế va đập khiến gãy ống, nhất là các ống mao ở các điểm nối với phin lọc; không quăng dây chằng qua dàn nóng hay các ống
Các kỹ thuật an toàn trong bảo dưỡng
– Khi bảo dưỡng tủ lạnh phải lưu ý phòng, chống bị điện giật, độc hại hoặc vô tình gây cháy nổ. Bạn không được để các chất dễ cháy, nổ gần tủ lạnh, để đề phòng khi rơ le làm việc có các tia lửa điện gây cháy nổ.
– Chú ý ngắt nguồn điện để đề phòng bị điện giật. Hãy thường xuyên kiểm tra kỹ các nguồn điện vào trong tủ không để dây bị chuột gặm, hây bong xước mất cách điện. Hơn thế nữa, ngắt điện tủ khi bảo dưỡng và thay thế các chi tiết của tủ lạnh đảm bảo an toàn
– Khi bạn cắm phích điện, trước khi quay nút thermostat cho tủ hoạt động phải dùng bút thử điện kiểm tra đảm bảo tủ lạnh không bị rò điện ra vỏ mới cho tủ lạnh hoạt động;
– Không được để chai lọ, bát đĩa,…chứa nước và chất lỏng lên nóc của tủ, để phòng đổ vỡ, hoặc nước chẩy làm ngắn mạch cho hộp đấu nối dây, những chỗ nối điện ở rơ le, tụ ổ cắm… Không nên đặt tủ lạnh ở chỗ quá ẩm ướt .
– Bạn không hút thuốc khi xả gas đề phòng gas cháy tạo khí độc, cũng không được hàn ống khi trong tủ còn gas. Khi tiến hành xả gas, không được để bắn gas lỏng vào người gây bỏng lạnh. đồng thời khi xả ga bạn phải đảm bảo phòng được thông thoáng
– Chất metanol là hóa chất có tính độc hại đối với niêm mạc mắt, làm đau đầu có khả năng thẩm thấu qua da gây ngộ độc. Khi dùng metanol làm chất chống ẩm bạn phải thận trọng.
Quy trình bảo dưỡng tủ lạnh mà chúng tôi vừa hướng dẫn ở trên hi vọng sẽ giúp cho các gia đình có thể chăm sóc tốt nhất cho chiếc tủ lạnh của gia đình mình một cách hoàn hảo nhất!
Chăm sóc tủ lạnh không phải là việc khó khăn gì đối với tất cả chúng ta, nhất là thông qua bài hướng dẫn chăm sóc tủ lạnh từ a đến z ở trên đảm bảo giúp cho gia đình bạn sở hữu một chiếc tủ lạnh luôn luôn sáng bóng, luôn luôn đạt hiệu suất sử dụng tốt nhất dù đã được dùng lâu năm không còn là mơ ước nữa